Có lẽ hiện nay chúng ta đã không còn xa lạ gì với hình ảnh của chiếc van bi nữa. Việc hiểu rõ từng loại van cũng như cấu tạo của chúng sẽ giúp chúng ta chọn được thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng. Nhờ đó mà các hoạt động sinh hoạt và sản xuất cũng diễn ra dễ dàng và ổn định hơn. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của van bi nói chung cũng như từng loại.
>>> Xem thêm : Van bi điện HT – nâng cao độ bền của van bi nhờ vào phương pháp này
Một van bi thường có 5 bộ phận chính, gồm: thân, trục, bi, gioăng làm kín và tay gạt. Trong đó, thân van là bộ phận chính để lắp ghép các chi tiết khác. Bộ phận này thường được làm từ đồng, inox, gang, thép,..
Phần bi hay còn được biết đến là đĩa van, có dạng hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm. Nó thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp, giúp chúng trở nên chắc chắn và bền hơn. Đây được coi là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Nó thường được cố định bởi gioăng làm kín và trục.
Bộ phận để mở, đóng van là tay gạt. Khi các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén, điện hoặc hệ thống tự động hóa thì tay gạt có thể được thay bằng vô lăng hoặc hộp số.
Trong hệ thống đường ống, thiết bị dùng để đóng mở dòng chảy, điều tiết lưu chất đi qua cửa van được gọi là van bi. Bất kể là khía cạnh nào đi chăng nữa , dù là cuộc sống sinh hoạt thường ngày hay các hoạt động sản xuất thì trong các hệ thống đường ống cũng là một thiết bị không thể thiếu.
>>> Xem thêm : đồng hồ đo lưu lượng vanbidien – Làm thế nào để lựa chọn được van nước phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn?