( PHUNUTODAY ) – Đối với những gia đình có người thân bị bệnh bụi phổi bông thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh bụi phổi bông.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông
Những người lao động có thể tiếp xúc với amiăng bao gồm thợ ống nước, thợ lợp mái, thợ cơ khí và công nhân đóng tàu, bao gồm các viên chức hải quân. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu họ có mức độ tiếp xúc với amiăng cao hơn trong thời gian dài hơn.
Silic tinh thể là thành phần chính của bụi từ cát và đá. Người lao động có thể tiếp xúc với silic bao gồm các thợ mỏ, thợ cát, thợ xây và công nhân đúc. Các yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh bụi phổi silic bao gồm mức phơi nhiễm silic cao hơn và thời gian phơi nhiễm lâu hơn. Bụi than từ các hạt chứa carbon và các thợ mỏ than có nguy cơ hít phải bụi này.
Ngoài ra, một số nghề nghiệp cũng làm gia tăng bệnh bụi phổi bông bao gồm:
Tiếp xúc với bụi bông gặp trong quá trình cán hạt bông, đóng kiện bông, bộ phận cào, xé bông, chải bông, ghép và kẻo sợi thô, máy sợi con, xe và dệt vải.

Công nhân nhà máy chế biến bông y tế do quá trình hấp ướt bông nguyên liệu, thành phần gây bệnh trong bông bị loại trừ, vì vậy ở đây không có nguy cơ mắc bệnh bệnh bụi phổi bông.
Tại các cơ sở sử dụng bông tái sinh, do bông bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật rất nặng nề, ở đây có nguy cơ bị sốt do bội nhiễm, nhiễm trùng nhiều hơn là nguy cơ bị bệnh bụi phổi bông.
Tại phân xưởng dệt vải, bên cạnh bụi bông còn có bụi hồ sợi, có nhiều nấm mốc, công nhân ở đây có nguy cơ mắc Byssinoses thấp nhất nhưng lại có thể mắc bệnh “Ho của thợ dệt” do viêm nhiễm ở bộ máy hô hấp.
Trong công nghiệp chế biến và kẻo sợi lanh – gai, dứa sợi, bụi phát sinh nhiều ở bộ phận làm mền, chải và kẻo sợi.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bụi phổi?
Nếu bị bệnh bụi phổi, bạn nên:
Đến thăm khám thường xuyên với bác sĩ;
Kiểm tra thường xuyên, chẳng hạn như các xét nghiệm chức năng phổi (“kiểm tra hít – thở”) hoặc chụp X-quang ngực để theo dõi tình trạng của bạn và của bệnh ( nếu có);
Chích ngừa cúm mỗi năm và bạn nên yêu cầu chuyên viên y tế tiêm phòng vắc xin bệnh viêm phổi;
Những người bị bệnh bụi phổi silic nên khám thử bệnh lao trên da để đảm bảo rằng bệnh lao không phát triển ở cả trong phổi.
Chăm sóc tim và phổi là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình nếu đang sống với bệnh bụi phổi. Điều này có nghĩa là bạn không hút thuốc và tránh khói thuốc. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các loại bụi có hại.